Nguyên nhân Xung đột Thái Lan – Việt Nam (1979–1989)

Căn cứ ở biên giới của các lực lượng chống đối chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia; 1979-1984.

Chính phủ Thái Lan nghi ngờ mục tiêu lâu dài của Việt Nam và lo sợ Việt Nam hỗ trợ cho phong trào cộng sản bên trong Thái Lan nổi dậy đã khiến chính phủ Thái Lan ủng hộ mục tiêu của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1979, sự hiện diện quân sự của Việt Nam tại Campuchia một lần nữa những mối quan tâm tương tự lại dấy lên, Bangkok liên minh với Khmer Đỏ - một kẻ thù của Việt Nam và tìm đến sự hỗ trợ an ninh của Bắc Kinh. Trong cả hai trường hợp, hành động của Thái Lan cứng rắn hơn thái độ của Hà Nội đối với Bangkok. Là thành viên ASEAN dễ bị tổn thương nhất một cuộc tấn công giả định của Việt Nam, Thái Lan đã cho Khmer Đỏ trú ẩn ở các trại bên trong lãnh thổ của mình,[1] Thái Lan là nước đầu tiên trong khối ASEAN phản đối "sự hiện diện của quân đội Việt Nam tại Campuchia năm 1978".

Năm 1973, chính phủ dân sự mới của Thái Lan tạo ra một cơ hội hòa giải ở mức độ nào đó với Bắc Việt Nam khi chính phủ Thái đề nghị xóa bỏ sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trên đất Thái và chấp nhận lập trường trung lập hơn. Hà Nội đáp lại bằng việc gửi một phái đoàn đến Bangkok, nhưng các cuộc đàm phán đã đổ vỡ trước khi đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong việc cải thiện mối quan hệ. Thảo luận được nối lại vào tháng 8 năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất. Kết quả là đề nghị cho một cuộc trao đổi đại sứ và mở các cuộc đàm phán về thương mại và hợp tác kinh tế, nhưng một cuộc đảo chính quân sự vào tháng 10 năm 1976 mở ra một chính phủ Thái Lan mới có ít cảm tình với những người cộng sản Việt Nam. Liên lạc đã được nối lại một thời gian ngắn tháng 5 năm 1977, khi Việt Nam, Thái Lan, và Lào đã tổ chức một cuộc họp để thảo luận việc nối lại làm việc của Ủy hội sông Mê Công, một nỗ lực hợp tác lớn đã bị ngừng lại do chiến tranh Việt Nam. Bắt đầu từ tháng 12 năm 1978, tuy nhiên, cuộc xung đột ở Campuchia đã có ảnh hưởng lớn đến trao đổi ngoại giao, và theo chiến dịch tấn công quân sự của Việt Nam bao gồm các cuộc xâm nhập qua biên giới Thái Lan và nhiều thương vong của phía Thái Lan làm mối quan hệ 2 nước trở nên đặc biệt căng thẳng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xung đột Thái Lan – Việt Nam (1979–1989) http://www.country-data.com/cgi-bin/query/r-13795.... http://books.google.com/books?id=ZPJIE9pX_joC&pg=P... http://books.google.com/books?id=dcL6w-VmjWwC&pg=P... http://news.google.com/newspapers?nid=1338&dat=198... http://news.google.com/newspapers?nid=1384&dat=198... http://news.google.com/newspapers?nid=1696&dat=198... http://www.highbeam.com/doc/1G1-158423393.html http://articles.latimes.com/ng%C3%A0y http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=940... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=950...